17 người đang online
°

Hội thảo khoa học: “Xã hội trong công cuộc kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam”

Đăng ngày 22 - 05 - 2023
Lượt xem: 147
100%

Ngày 19/5, trong khuôn khổ thực hiện Đề tài khoa học độc lập cấp quốc gia: “Kiểm soát quyền lực nhằm Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam” Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Xã hội trong công cuộc kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam”.

 

Phát biểu dẫn đề tại hội thảo, ThS Phạm Thị Thu Hiền, Phó viện trưởng Viện CL&KHTT cho biết, theo pháp luật hiện hành của nước ta, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bằng các phương thức như: sự kiểm tra, giám sát của Đảng; giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước; thanh tra, kiểm tra trong bộ máy hành pháp; giám sát, kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới; kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước; giám đốc thẩm trong hoạt động xét xử của tòa án…

Tuy nhiên, chỉ có cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nêu trên thì chưa đầy đủ và chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả như mong muốn. Theo đó chúng ta cần có kiểm soát xã hội gồm: kiểm soát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, báo chí, người dân, doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề…

ThS Phạm Thị Thu Hiền cho biết, tiếp tục phát huy qua các kỳ Đại hội về quyền thực hiện giám sát của nhân dân, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: Phát huy dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đây là điểm khác biệt lớn minh chứng cho việc ngoài “dân biết, dân bàn, dân làm” thì dân còn được trực tiếp “giám sát” và “kiểm tra”. Qua đó khẳng định, “Khuyến khích sự tham gia và phát huy vai trò của xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những biện pháp cơ bản trong đấu tranh chống tham nhũng và được thể chế hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật”.

Tại tọa đàm, các đại biểu cho rằng, xã hội là chủ thể kiểm soát quyền lực đối với khu vực nhà nước, nhưng ngược lại, chủ thể này cũng là đối tượng chịu sự kiểm soát từ phía các cơ quan nhà nước.

Các cơ quan nhà nước hướng sự kiểm soát ra bên ngoài xã hội chủ yếu tập trung vào kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Bên cạnh đó, một số ý kiến khác nêu rằng hiện nay phương thức, năng lực và điều kiện kỹ thuật phục vụ hoạt động kiểm soát của các chủ thể xã hội hiện chưa phù hợp, chậm được đổi mới, còn những hạn chế, bất cập nhất định.

Ngoài ra, một số văn bản còn chậm hoặc chưa được bàn hành như quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận giải quyết kiến nghị, phản ánh và bảo vệ người tố cáo, kiến nghị, phản ánh về tham nhũng; giám sát, phản biện xã hội, tự quản của cộng đồng dân cư, tiếp cận thông tin. Qua đó, làm giảm khả năng người dân, xã hội có thể gián tiếp hoặc trực tiếp thực hiện quyền kiểm soát đối với các chủ thể thực thi quyền lực nhà nước.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thanh tra Chính phủ Việt Nam tham dự Diễn đàn Chống tham nhũng và Liêm chính Toàn cầu 2024(27/04/2024 2:50 CH)

Các cuộc họp trong khuôn khổ SOM1 – APEC 2024(27/04/2024 2:49 CH)

Đánh giá bộ chỉ số PCTN năm 2023(19/04/2024 2:00 CH)

Mời họp(09/04/2024 4:50 CH)

Quyết định Ban hành "Bộ Chỉ số đánh giá và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham...(05/04/2024 2:05 CH)

Đoàn đại biểu Bộ Thanh tra Campuchia thăm và làm việc tại Tập đoàn Thanh Khoáng sản Việt Nam(21/03/2024 2:01 CH)

góp ý dự thảo Quyết định, Kế hoạch công tác PCTNTC năm 2024.(29/01/2024 3:23 CH)

Các cuộc họp trong khuôn khổ thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) từ...(07/07/2023 10:14 SA)

Việt Nam – Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng(07/07/2023 10:10 SA)

góp ý dự thảo Công văn Chỉ đạo thực hiện hưởng ứng tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam...(26/05/2023 4:17 CH)