Đồng chí Lê Huyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Ninh Thuận
Theo báo cáo tại Hội nghị, Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2021 đã được các Bộ, ngành chức năng, các địa phương tích cực triển khai, đạt được nhiều kết quả, góp phần tích cực vào thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước. Số đề tài, dự án tham gia nghiên cứu với 84 nhiệm vụ (trong đó có 50 đề tài, 34 dự án), tạo ra 339 sản phẩm mới, đề xuất 160 nhóm chính sách, giải pháp ở nhiều lĩnh vực; hoàn thiện 102 quy trình sản xuất và công nghệ để chuyển giao vào sản xuất, xây dựng được 208 mô hình các loại. Đây là Chương trình khoa học công nghệ đặc thù, có mục tiêu, nội dung bao trùm hầu hết các lĩnh vực phát triển nông thôn, thuộc nhiều chuyên ngành khoa học công nghệ, phạm vi nghiên cứu trải rộng trên địa bàn nông thôn toàn quốc, tác động đến nhiều đối tượng, trung tâm là nông dân… Qua đó góp phần kết nối chặt chẽ nguồn lực giữa các ngành khoa học, giữa lý luận với thực tiễn, giữa nghiên cứu và chuyển giao, giữa nghiên cứu đón đầu và phục vụ kịp thời trước mắt các nhu cầu sôi động của xây dựng nông thôn mới, giữa nhà khoa học - doanh nghiệp - nông dân...
Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới những năm tiếp theo.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: Việc nghiên cứu các đề tài, dự án khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn giai giai đoạn 2021-2025 cần phải chuyển hóa được tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” gắn với yếu tố thị trường; chuyển từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng dựa trên tích hợp đa giá trị vào một sản phẩm; việc triển khai các đề tài khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới cần phù hợp, xuất phát từ thực tiễn; việc chuyển giao khoa học kỹ thuật gắn với chuyển giao tri thức, tính chuyên nghiệp, chuẩn hóa cho người nông dân…
Đồng chí Lê Huyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Ninh Thuận
Theo báo cáo tại Hội nghị, Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2021 đã được các Bộ, ngành chức năng, các địa phương tích cực triển khai, đạt được nhiều kết quả, góp phần tích cực vào thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước. Số đề tài, dự án tham gia nghiên cứu với 84 nhiệm vụ (trong đó có 50 đề tài, 34 dự án), tạo ra 339 sản phẩm mới, đề xuất 160 nhóm chính sách, giải pháp ở nhiều lĩnh vực; hoàn thiện 102 quy trình sản xuất và công nghệ để chuyển giao vào sản xuất, xây dựng được 208 mô hình các loại. Đây là Chương trình khoa học công nghệ đặc thù, có mục tiêu, nội dung bao trùm hầu hết các lĩnh vực phát triển nông thôn, thuộc nhiều chuyên ngành khoa học công nghệ, phạm vi nghiên cứu trải rộng trên địa bàn nông thôn toàn quốc, tác động đến nhiều đối tượng, trung tâm là nông dân… Qua đó góp phần kết nối chặt chẽ nguồn lực giữa các ngành khoa học, giữa lý luận với thực tiễn, giữa nghiên cứu và chuyển giao, giữa nghiên cứu đón đầu và phục vụ kịp thời trước mắt các nhu cầu sôi động của xây dựng nông thôn mới, giữa nhà khoa học - doanh nghiệp - nông dân...
Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới những năm tiếp theo.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: Việc nghiên cứu các đề tài, dự án khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn giai giai đoạn 2021-2025 cần phải chuyển hóa được tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” gắn với yếu tố thị trường; chuyển từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng dựa trên tích hợp đa giá trị vào một sản phẩm; việc triển khai các đề tài khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới cần phù hợp, xuất phát từ thực tiễn; việc chuyển giao khoa học kỹ thuật gắn với chuyển giao tri thức, tính chuyên nghiệp, chuẩn hóa cho người nông dân…